Tính thanh khoản là gì trong tài chính hiện nay?

Trong đầu cơ cho ngành tài chính, xoay quanh tính thanh khoản luôn là điều quan trọng tới nhiều bên trong đàm phán hay các nhà giao dịch. Thực tế, sự thanh khoản trong tài chính luôn được nhắc tới rất nhiều nhưng có thể nhiều trader vẫn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa thanh khoản là gì cũng như nhận định được tầm quan trọng của nó. Đặc biệt là với trader mới tham gia vào thị trường tài chính.

Thanh khoản trong tài chính là gì?

Thanh khoản được gọi là Liquidity. Là để diễn tả độ lưu động (tính lỏng) của tài sản nguồn vốn có sự giao dịch, mua bán hay lưu thông trong tài chính, điều kiện là phần tài sản tài chính này sẽ có giá trị khá cố định. Nghĩa là mức độ khả thi khi tiến hành chuyển đổi phần tài sản này qua dạng tiền mặt. Càng dễ thì tính thanh khoản sẽ càng cao. Trong thị trường tài chính hiện nay thì tiền mặt chính là phần tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Luôn lưu thông trong thị trường với mức giá ổn định gần như không có biến động. Và với mỗi loại tài sản – nguồn vốn, tính thanh khoản  sẽ có sự khác biệt bởi những yếu tố tác động khác nhau.



Vai trò của thanh khoản hiện nay

Xét tới vai trò của thanh khoản, chúng ta nên xét trong môi trường cụ thể là với doanh nghiệp và với các đối tượng chủ nợ/ngân hàng/nhà đầu tư.

Tính thanh khoản với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ có thể chứng minh thực lực và tiềm năng của mình tới công chúng thông qua những đánh giá cụ thể về thanh khoản của mình. Chúng sẽ có sự tương trợ mang tính tỉ lệ thuận với nhau. Cụ thể thì nếu nắm được tính thanh khoản, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức thông qua đó để phát hiện ra những vấn đề trong quy trình hoạt động – kinh doanh sản xuất. Đặc biệt là mang tính nhắc nhở với những khoản vay cần trả đúng hạn của doanh nghiệp. Từ đó lưu giữ một ấn tượng tốt đẹp với nhiều đối tác và các nhà đầu tư. Thông qua thanh khoản để tìm phương hướng, thiết lập chiến lược tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp, tạo nên những cơ hội tái đầu tư thuận lợi trong tương lai.

Tính thanh khoản với chủ nợ/ngân hàng/nhà đầu tư: Dựa vào tính thanh khoản để phát hiện nhanh chóng và kịp thời các rủi ro tài chính. Từ đó có thể lưu ý tới các hợp đồng cho vay, xét duyệt đầu cơ tài chính tốt hơn. Hạn chế tối đa nhất những nguy cơ thiệt hại tài sản cho mình.

Điều gì tác động tới thanh khoản trong tài chính?

  • Chỉ số tài chính: Các chỉ số tài chính sẽ tác động đồng thuận lên tính thanh khoản.
  • Các chiến lược - chính sách kinh tế vĩ mô từ Nhà nước và cơ quan ban ngành có thẩm quyền tác động trực tiếp tới thanh khoản tài chính.
  • Các chính sách được áp dụng - giới hạn lên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo nên sự hạn chế trong chuyển đổi tài sản sang tiền mặt. Gây áp lực tới tính thanh khoản.
  • Tính thanh khoản cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ tâm lý của các nhà đầu tư.

Thanh khoản đóng vai trò quan trọng rất lớn trong sự phát triển của dòng tiền trên thị trường. Không chỉ giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ tiềm năng của các mã chứng khoán mà nó còn giúp chính doanh nghiệp có thể nắm bắt được vấn đề hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Tìm hiểu thêm các thông tin tài chính bổ ích trên Nhamoigioi.net!




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu tổng quan về bảng điểm chứng khoán SSIBoard – SSI iBoard

Nhà Môi Giới

Ký quỹ là gì? Ký quỹ chứng khoán là gì?